Trà đã và đang trở thành nghệ thuật – trở thành một nét đẹp văn hoá. Chính vì vậy trong bài viết này, trà Oolong Tâm Châu mong muốn chia sẻ với bạn 5 yếu tố để có chén trà Oolong cực phẩm.
Từ xa xưa, Trà đã là một trong những thức uống truyền thống của người dân Việt Nam. Trải qua thời gian, uống trà không chỉ để thỏa mãn nhu cầu mà Trà được nâng tầm trở thành nghệ thuật – trở thành một nét đẹp văn hoá. Chính vì vậy trong bài viết này, chúng tôi mong muốn chia sẻ với bạn 5 yếu tố để có chén trà Oolong cực phẩm.

1. Nhất Thủy
Nói về nước để pha trà ngon, giới sành trà thường truyền tụng nhau câu: “Sơn Thủy thượng, Tĩnh Thủy hạ, Giang Thủy trung” có nghĩa là nếu lấy nước suối thì lấy nước đầu nguồn, lấy nước giếng thì lấy dưới đáy, lấy nước sông thì lấy nước giữa dòng. Đặc biệt, giới thưởng trà rất yêu thích dùng nước mưa được hứng từ cây cau để lâu ngày hay nước sương đọng trên lá Sen để pha những ấm trà cực phẩm...
Khi pha trà bạn cũng nên quan tâm đến nhiệt độ nước pha trà. Bạn không nên dùng nước đang sôi để pha trà. Nước pha trà nên được đựng trong một bình thủy (uống trà thông thường) hay nước được nấu trong một cái ấm kim khi không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở khoảng 80-90 độ celcius (dung trong trà đạo) là hợp lý nhất.
2. Nhị Trà

Trà Oolong Tâm Châu là sự lựa chọn thú vị hơn hẳn những loại trà khác bởi sự lên men “nửa mùa” và trải qua quá trình “dệt hương” cho trà bằng hoa sen, hoa lài…mà tạo nên hương vị trà ĐỘC ĐÁO và TINH TẾ.
Trà Oolong Tâm Châu được chứng minh có chứa các chất chống oxy hóa giúp làm chậm lại quá trình lão hóa và già cỗi của tế bào. Các flavonoide hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch đồng thời giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.
Chọn trà lài nếu bạn thích sự kết hợp Trà – Hoa, hoặc chọn Trà Oolong Tâm Châu Thuần để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của trà.
3. Tam Bôi
 Nghệ thuật pha trà Oolong Tâm Châu được gói ghém trong 7 bước sau:
Bước 1 : Chuẩn bị trà và trà cụ cho việc pha chế.
Buớc 2 : Tráng ấm và chén trà với nước sôi để tiệt trùng và tránh tình trạng giảm nhiệt độ nước khi pha.
Bước 3 : Lấy trà cho trà vào ấm , số lượng tùy thuộc theo khẩu vị , thông thường 5g /500ml nước. Có những nơi sẽ cho lượng trà bằng 1/6 dung tích ấm.
Bước 4 - Đánh thức trà: rót một ít nước sôi (chỉ vừa đủ ngập trà) rồi đổ ngay để trà không chát và loại bỏ những yếu tố làm ảnh hưởng đến hương vị. Hay nói cách khác là “ đánh thức lá trà”, giúp lá mở nhanh và thoát hương hiệu quả .
Bước 5 - Hãm trà : Đổ nước sôi vào ấm tuỳ theo lượng trà và số người uống và đậy nắp lại . Tiếp tục rót nước quanh ấm để hãm trà trong vòng 01-02 phút cho lần pha đầu tiên. Thời gian hãm trà tăng dần cho những lần pha tiếp theo ( trà oolong có thể dùng 05 nước).
Bước 6 : Rót trà ra chuyên , có thể dùng một phễu nhỏ lọc để giữ lại xác trà , giúp cho chén trà thực sự thuần khiết.
Lưu ý : Sau mỗi lần pha phải rót hết nước trong ấm rồi mới thêm nước mới. Để giữ hương vị của trà thì không nên hãm trà quá lâu.
Bước 7 : Rót trà ra chén và thưởng thức Trà Oolong Tâm Châu

4. Tứ Bình
Ấm Tử Sa là một trà cụ quan trọng và cần thiết với người yêu trà . Ngoài việc có công năng hoàn hảo trong việc pha trà ấm tử sa còn là một tác phẩm nghệ thuật do những nghệ nhân làm ra. Nếu bạn thường uống trà một mình thì một Ấm Tử Sa nhỏ có kích thước khoảng 50-100ml là đủ, còn nếu bạn phải thường xuyên tiếp khách ở công ty thì ấm trà khoảng 200-300ml mới đủ để tiếp một nhóm khách hàng từ 5 cho đến 8 người.
5. Ngũ Quần Anh
Cùng tri âm, tri kỷ nâng chén, ngắm sắc nước, thưởng hương trà và từ từ nhấp từng ngụm để nếm trải vị chát của cái nắng, vị đắng của sự lao động vất vả và cuối cùng toàn tâm cảm nhận vị ngọt bùi sâu lắng đã chắt chiu từ chất đất, khí trời và bàn tay lao động của bà con vùng trà...

Bài viết cùng chuyên mục